Chuyển đến nội dung chính

Võ cổ truyền rèn sức khỏe, luyện tinh thần

Võ thuật ngày xưa là để chiến đấu giữ gìn đất nước, ngày nay không còn giặc nữa, võ thuật chú trọng về luyện tập sức khỏe, tu dưỡng đạo đức và tinh thần. Và các bài quyền, các thế chiến đấu được điều chỉnh để phù hợp với mục đích của võ thuật.
Hơn 11 năm qua, Trung tâm Đào tạo HLV võ thuật Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm MIC) đã huấn luyện, đào tạo rất nhiều giáo viên thể dục và HLV võ thuật chuyên nghiệp cho các trường học, trung tâm huấn luyện TDTT trên cả nước.
Là một trong những tổ chức đào tạo HLV, giáo viên võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, Trung tâm MIC được thành lập dựa trên chủ trương về xã hội hóa thể thao của Chính phủ. Hoạt động dưới sự hỗ trợ chuyên môn của Trường ĐH TDTT TP.HCM (trước đây là Trường ĐH TDTT TW2). Trung tâm MIC đào tạo năm môn võ chuyên sâu; 10 môn phổ tu; các môn tự chọn và hơn 17 môn học cơ sở. Học sinh sau khi tốt nghiệp đạt trình độ võ thuật tương đương II - III đẳng (được dự thi xác định đẳng cấp do liên đoàn hoặc hội võ thuật của các tỉnh, thành tổ chức) và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Đồng thời, đủ điều kiện pháp lý và chuyên môn giảng dạy thể dục và võ thuật chính khóa tại các trường cấp I, II, III hoặc ĐH trên toàn quốc.

Ngoài ra, MIC phối hợp với các trường ĐH tại TP.HCM đào tạo trình độ ĐH, hệ vừa học vừa làm. Hiện nay đã có bốn lớp với khoảng 450 em được Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH TDTT TP.HCM cấp văn bằng cử nhân giáo dục thể chất.
Bước vào mùa tuyển sinh thứ 12 với hình thức xét tuyển những thí sinh đã thi vào khối sư phạm hoặc thể thao, hay những vận động viên, huấn luyện viên đã có kinh nghiệm, MIC đảm bảo chỉ tiêu tuyển khoảng 500 em/năm.

Đặc biệt, trưởng bộ môn võ thuật của Trung tâm MIC là những võ sư nổi tiếng của TP.HCM như võ sư Lê Kim Hòa, bộ môn Võ cổ truyền; võ sư Nguyễn Văn Chiếu, bộ môn Vovinam Việt võ đạo; võ sư Nguyễn Văn Ái, bộ môn Karatedo…. Nhiều học sinh của trung tâm đã đi thi đấu các giải thể thao trong, ngoài nước và đạt thành tích cao. Tiêu biểu như Trần Thế Thường, HCV Vovinam - Việt võ đạo Asian Indoor Games 2009 tại Việt Nam, HCV Thế giới năm 2009 tại Việt Nam; Nguyễn Phú Hiển, HCĐ Muay Thái thế giới 3-2011 tại Thái Lan, HCV Muay Thái toàn quốc năm 2010, 2011.

Điều mà học viên học tại MIC lĩnh hội không chỉ là tinh hoa võ thuật Việt Nam và thế giới mà trên hết và sâu xa hơn là cái tâm đối với nghề nghiệp, đối với mọi người. Đặc biệt là tinh thần võ đạo, thân ái, hòa bình, trong sáng. Cái tâm và tinh thần ấy được thể hiện ngay trong hành động hiến máu nhân đạo hằng năm của các học sinh (có học sinh hiến máu nhiều lần). Điều đó nhằm dạy cho thế hệ sau cái hay, tốt của võ đạo trong cuộc sống, góp phần nâng cao phong trào TDTT, vị trí xã hội của võ học.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngọc Trản quyền

Bài Ngọc Trản Quyền Lão võ sư Phạm Đình Trọng Thị phạm võ sư Phạm Thanh Hùng Ngọc trản ngân đài  (chén ngọc trên đài bạc) hay  Ngọc trản quyền , là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phối hợp với  Đại học Thể dục Thể thao  tổ chức tại  Đầm Sen , Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 26 tháng 4 năm 1995, bình chọn, thống nhất đưa vào chương trình quy định chung của tất cả các võ phái cổ truyền trên toàn quốc. Hội nghị lần này, ngoài bài quyền nói trên, cũng chọn thêm được 2 bài khác là Bát quái côn và Huỳnh long độc kiếm, nâng tổng số các bài được chọn qua ba hội nghị lên 9 bài (4 bài tại hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao, Roi Thái Sơn; 2 bài tại hội nghị lần 2 năm 1994 là Lão mai quyền, Siêu xung thiên) Lịch sử Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Không ai biết bài quyền Ng

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của Võ s

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, tuy “