Chuyển đến nội dung chính

Con đường võ thuật: Vạn nẻo mưu sinh

Trong lịch sử nghiệp võ thường gắn liền với nghề Bảo tiêu, các môn phái võ thuật để có thêm chi phí phát triển mình lên thường nhận chuyển chở hàng hóa cho triều đình, các thương gia... các món hàng họ vận chuyển thường rất giá trị và là mục tiêu của cướp bóc, và nghề này cũng là nghề luôn đối diện với nhiều nguy hiểm. Ngày nay, nghiệp võ gắn với các sàn đấu, các võ sinh sau thời gian tập luyện ở các câu lạc bộ, được rèn luyện và chọn lọc kĩ lưỡng để tham gia các giải đấu, và câu chuyện của họ cũng nhiều biến cố khó lường.
Lặng lẽ nhưng mạnh mẽ, uy lực ẩn chứa sau những bài quyền nhẹ nhàng, hàng đêm vẫn có hàng ngàn thanh niên say mê luyện võ, múa kiếm để mặc thời gian trôi qua.
vo thuat co truyen con duogn muu sinh

Những giá trị đích thực của niềm đam mê đã được đền đáp bằng những ánh hào quang phản chiếu trên những tấm huy chương lấp lánh. Đại đa số, vinh quang đã phải được đánh đổi bằng những ngày tháng cơ hàn, vất vả với những nghề tay trái để nuôi dưỡng môn thể thao đam mê của mình.
Không nói ngoa khi có ai đó cho rằng, những ai đã từng tập môn quyền Anh đều có niềm đam mê cực kỳ mãnh liệt. Những ai đã dấn thân vào quyền Anh, tự khắc sẽ tìm thấy sự đam mê cùng cực. Chính vì lẽ đó, lý giải tại sao khi bộ môn võ thuật này bị tạm ngưng hoạt động cuối năm 1994, đại đa số anh em võ sĩ vẫn theo đuổi niềm đam mê bằng việc chuyển sang các môn võ thuật tương tự hoặc bôn ba đủ mọi nghề để chờ đợi ngày quyền Anh được khôi phục trở lại.
Sinh năm 1967, lẽ ra cậu bé Nguyễn Văn Nghĩa đã theo nghiệp bóng đá của bố mình (hậu vệ Nguyễn Văn Chữ, cựu cầu thủ Than Quảng Ninh, sau đó chuyển về Thanh niên Hà Nội, tiền thân của CAHN sau này) khi đang là hậu vệ cừ khôi của tuyển trẻ Thanh niên Hà Nội. Tuy vậy, từ một cầu thủ bóng đá, Văn Nghĩa đã trở thành một tay đấm nổi tiếng của quyền Anh Việt Nam giữa thập niên 80 khi một lần tình cờ đeo vào đôi găng tay và cảm thấy hứng thú ngay. Từ năm 1985 đến 1987, anh liên tiếp giành ngôi vô địch toàn quốc và vô địch Đông Dương hạng cân -51kg.
Quãng thời gian khá dài khi quyền Anh bị cấm hoạt động, Văn Nghĩa đã phải mưu sinh bằng nghề… thợ may. Còn nhớ khi chuẩn bị cho SEA Games 22, Văn Nghĩa đã đích thân may toàn bộ trang phục cho đội ngũ trọng tài quốc tế điều hành giải. Tuy nhiên, chính vì phải gắn bó với nghiệp quyền Anh, anh đã không thể theo đuổi nổi nghề thợ may đòi hỏi phải luôn ngồi một chỗ. Và thế là, từ anh chàng thợ may khéo léo, anh đã trở thành một ông chủ của cửa hàng băng đĩa nhạc. Cùng lứa với Văn Nghĩa còn có cựu võ sĩ Nguyễn Đức Tuấn hiện cũng theo đuổi nghiệp quyền Anh với vai trò trọng tài quốc tế. Có ai biết, để có thể chuyên tâm điều hành các giải đấu trong nước vào quốc tế, anh Tuấn phải tranh thủ thu xếp việc huấn luyện đội bảo vệ vốn chiếm khá nhiều thời gian của anh ở một công ty bảo vệ tại Hà Nội.
 Chuyện của cựu võ sĩ Lê Hồng Thoại (nay là HLV quyền Anh tại Hà Nội) cũng khá ngậm ngùi. Sau khi giã từ võ đài vì quyền Anh bị tạm ngưng, Thoại phải làm đủ mọi nghề, từ việc nuôi cá cảnh, gà chọi cho đến cá chọi để mưu sinh, thậm chí có thời gian anh chạy cả xe ôm. Hay như chuyện đời của Giám đốc Trung tâm HLTTQG Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng cũng đáng là một bài học quý. Chuyện ngày xưa của ông – ít ai biết, cái ngày ông còn trẻ, cực khổ bắt ốc tại Hồ Tây từ cái lạnh cắt da cắt thịt tới cái nóng hừng hực của mùa hè đất Bắc để mưu sinh và để theo đuổi nghiệp thể thao của mình. Qua câu chuyện, tôi hiểu vì sao ông lại đồng cảm trước những nỗi khổ cực của anh em thể thao khi “móc hầu bao” gia đình để tạo điều kiện cho anh em trong bộ môn nâng cao nghiệp vụ, phát triển phong trào, và nay hết lòng chăm lo cho cuộc sống HLV, VĐV và CB-CNV của Trung tâm.

Theo Thethaohcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngọc Trản quyền

Bài Ngọc Trản Quyền Lão võ sư Phạm Đình Trọng Thị phạm võ sư Phạm Thanh Hùng Ngọc trản ngân đài  (chén ngọc trên đài bạc) hay  Ngọc trản quyền , là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phối hợp với  Đại học Thể dục Thể thao  tổ chức tại  Đầm Sen , Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 26 tháng 4 năm 1995, bình chọn, thống nhất đưa vào chương trình quy định chung của tất cả các võ phái cổ truyền trên toàn quốc. Hội nghị lần này, ngoài bài quyền nói trên, cũng chọn thêm được 2 bài khác là Bát quái côn và Huỳnh long độc kiếm, nâng tổng số các bài được chọn qua ba hội nghị lên 9 bài (4 bài tại hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao, Roi Thái Sơn; 2 bài tại hội nghị lần 2 năm 1994 là Lão mai quyền, Siêu xung thiên) Lịch sử Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Không ai biết bài quyền Ng

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, tuy “

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của Võ s