Bài Huỳnh Long Độc Kiếm
Tên gọi: Huỳnh Long Độc Kiếm.
- Nguồn gốc: Thuộc bộ Ngũ Long Kiếm pháp của Sa Môn Võ Đạo. Theo tư liệu của môn phái cho biết vào thời Chu Nguyên Chương, nhà Minh bên Trung Hoa có rất nhiều nhân tài, võ nghệ siêu quần bạt tuỵ. Trong đó có đôi bạn tri kỷ là Trương Tam Phong và Âu Dương Phương, lúc ấy Âu Dương Phương mới xây xong sảnh đường nên nhờ Trương vẽ hộ cho 9 bức tranh án theo bát quái cửu cung mà trang trí trong khách sảnh, trong đó có ba bức ảnh ăn ý nhất là Lão Tùng Án Thái Dương, Ngũ Long Xuất Động và Ngũ Long Nhập Động.
Vào thời Hậu Lê nước Việt Nam, có ngài Sa Viên, hiệu là Sơn Nhơn, quê tại Tỉnh Sơn La, Bắc Việt. Ngài sang Trung Hoa giao thương rồi phác hoạ lại ba bức tranh này đem về cố quốc và sáng tác ra bộ Ngũ long quyền pháp và bộ Ngũ long kiếm pháp, còn bức tranh Lão Tùng Án Thái Dương thì ngài không sáng tác. Hiện nay Sa Môn Võ Đạo còn lưu giữ hai bộ quyền và kiếm này.
Kỹ thuật của bài quyền
1. Tấn pháp -Trung bình tấn- Đinh tấn- Trảo mã tấn- Xà tấn- Hạc tấn -- Lập tấn
2. Cước pháp - Đảo sơn cước
3. Kiếm pháp - Thích- Trảm- Loan- Vớt- Đỡ
- Nguồn gốc: Thuộc bộ Ngũ Long Kiếm pháp của Sa Môn Võ Đạo. Theo tư liệu của môn phái cho biết vào thời Chu Nguyên Chương, nhà Minh bên Trung Hoa có rất nhiều nhân tài, võ nghệ siêu quần bạt tuỵ. Trong đó có đôi bạn tri kỷ là Trương Tam Phong và Âu Dương Phương, lúc ấy Âu Dương Phương mới xây xong sảnh đường nên nhờ Trương vẽ hộ cho 9 bức tranh án theo bát quái cửu cung mà trang trí trong khách sảnh, trong đó có ba bức ảnh ăn ý nhất là Lão Tùng Án Thái Dương, Ngũ Long Xuất Động và Ngũ Long Nhập Động.
Vào thời Hậu Lê nước Việt Nam, có ngài Sa Viên, hiệu là Sơn Nhơn, quê tại Tỉnh Sơn La, Bắc Việt. Ngài sang Trung Hoa giao thương rồi phác hoạ lại ba bức tranh này đem về cố quốc và sáng tác ra bộ Ngũ long quyền pháp và bộ Ngũ long kiếm pháp, còn bức tranh Lão Tùng Án Thái Dương thì ngài không sáng tác. Hiện nay Sa Môn Võ Đạo còn lưu giữ hai bộ quyền và kiếm này.
Kỹ thuật của bài quyền
1. Tấn pháp -Trung bình tấn- Đinh tấn- Trảo mã tấn- Xà tấn- Hạc tấn -- Lập tấn
2. Cước pháp - Đảo sơn cước
3. Kiếm pháp - Thích- Trảm- Loan- Vớt- Đỡ
Huỳnh long độc kiếm (còn gọi là Huỳnh long kiếm pháp, Huỳnh long đơn kiếm hay Huỳnh long thảo pháp) là bài đơn kiếm được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 3 do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1995 lựa chọn đưa vào danh sách các bài quốc võ. Sau hội nghị, các võ sư và cáchuấn luyện viên đã dần đưa bài vào giảng dạy và thi đấu bắt buộc tại các võ đường võ cổ truyền trên toàn quốc.
Lịch sử
Theo võ sư Phạm Đình Trọng ở Lâm Đồng, bài Huỳnh long độc kiếm có nguồn gốc như sau: trong thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, có ông Trương Tam Phong (chỉ trùng tên, không phải Trương Tam Phong của phái Võ Đang) tinh thông văn võ, đã vẽ tặng bạn là Âu Dương Phương 9 bức họa đồ, trong đó có hai bức Ngũ long nhập động (5 rồng vào động) và Ngũ long xuất động (5 rồng rời động). Đến thời Hậu Lê, ở Việt Nam võ sư Sa Viên, hiệu là Sơn Nhân, sau khi xem hai bức họa trên đã diễn tả thành hai bộ quyền kiếm là Ngũ long quyền và Ngũ long kiếm. Hai bộ quyền kiếm nói trên thuộc sở hữu của môn phái Sa môn võ đạo, trong đó bài Huỳnh long độc kiếm thuộc bộ Ngũ long kiếm được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam lựa chọn.
Đặc điểm: Sử dụng trường kiếm có độ dài khoảng 0,8m đến 1m.
Lời thiệu
Lời thiệu của bài viết bằng thể thơ lục bát gồm 16 câu. Một số câu chưa được tiệp vần cho thấy rất có thể lời thiệu đã ít nhiều bị thiếu sót, sai lạc qua thời gian:
Diện tiền bái tổ kính sư
Hồi thân trụ bộ vẽ người hiên ngang
Kiếm ôm theo bộ xung thiên
Tả hữu song chỉ mình nghiêng thế chào
Phụng đầu thế kiếm dương cao
Thối lui hạ bộ nhập vào chém ngang
Chém rồi bên tả tránh sang
Hữu môn thượng mã kiếm ngang chân mày
Kiếm loan long ẩn vân phi
Sơn đầu hạc lập đâm ngay hạ đàn
Rút về phong tỏa đôi bên
Dùng đòn hạc tấn tiến lên chớ chầy
Xà hành nghịch thủy cho hay
Tàng đầu lộ vĩ chém bay qua đầu
Thoái hồi đơn phụng quang châu
Chân đi xà bộ kiếm hầu tổ sư.
Nhận xét
Đăng nhận xét