Chuyển đến nội dung chính

Luyện tập Võ thuật cổ truyền trong chùa

"Ai về Bình ĐInh mà coi
Con gái Bình Định múa roi đi quyền"
là câu thơ nổi tiếng nói về đất võ Bình Định
Không chỉ ngày xưa, ngày nay, Phong trào luyện tập võ thuật ở Bình Định cũng phát triển mạnh mẽ.
Ra đời sau những làng võ danh tiếng như An Thái, Thuận Truyền, An Vinh… nhưng phái võ chùa Long Phước đang dần khẳng định được vị thế trong dòng võ cổ truyền Bình Định.
luyen tap vo thuat co truyen trong chua

Môn phái võ cổ truyền chùa Long Phước (ở thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận, H.Tuy Phước, Bình Định) ra đời từ sau những ngày đất nước giải phóng, do hòa thượng Thích Hạnh Hòa trụ trì chùa (nay là hòa thượng Viện trưởng chùa Long Phước) sáng lập. Ban đầu, hòa thượng Thích Hạnh Hòa và đệ tử của ông là Thích Vạn Thanh (tức võ sư Nguyễn Đông Hải) trực tiếp đứng ra dạy võ thuật. Mãi đến năm 1986, ông Lê Thì, Giám đốc Sở TDTT Bình Ðịnh lúc ấy, đã thuyết phục được hòa thượng Thích Hạnh Hòa mở CLB võ thuật cổ truyền chùa Long Phước để phổ biến võ học.

Hiện CLB võ thuật cổ truyền chùa Long Phước do võ sư Nguyễn Văn Thắng làm chủ nhiệm, 2 hòa thượng Thích Vạn Thông và Thích Vạn Nguyên làm phó chủ nhiệm. Ngoài ra, còn có 3 hòa thượng và 3 võ sư khác tham gia trong công tác huấn luyện võ thuật. “Những bài võ cổ truyền được ghi trong 2 tập “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiếu pháp” (tạm dịch là: Sao chép binh thư võ thuật của những vị tướng qua nhiều đời khác nhau) và Tây Sơn danh tướng mộ hùng thao (còn gọi là Tây Sơn bí kíp) đã được dạy tại chùa Long Phước từ nhiều năm nay. Các sư thầy là những người biết chữ Hán, chữ Nôm nên việc nghiên cứu, dịch tài liệu võ cổ truyền từ thời xưa để lại rất thuận lợi”, võ sư Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Lò võ chùa Long Phước đã lần lượt xuất hiện hàng loạt những tên tuổi thành danh tại các giải vô địch quốc gia như Nguyễn Ðức Thắng với bài U linh thương, Nguyễn Văn Cảnh với bài Tru hồn kiếm, Võ Văn Tính với bài Chấn lôi âm tiên, Trần Duy Linh với bài Lôi long đao… Võ sư Nguyễn Văn Cảnh (44 tuổi), HLV Trường Năng khiếu thể dục – thể thao Bình Định, cho biết: “Chùa Long Phước là nơi đóng góp nhiều võ sinh cho đội tuyển và các lớp năng khiếu võ thuật của tỉnh Bình Định. Ngoài bản thân tôi thì 2 đồng môn là các võ sư Trần Duy Linh, Võ Văn Tính đang là nòng cốt trong công tác huấn luyện các đội tuyển võ thuật của tỉnh Bình Định”.

Theo hòa thượng Thích Vạn Nguyên, ngoài võ thuật, các võ sinh chùa Long Phước đều được nghe giảng giải về giáo lý nhà Phật. Thông qua việc dạy võ, nhà chùa cũng rèn luyện đạo đức cho võ sinh.

Bảo tồn, phát huy bí kíp võ học

Võ sư Trần Duy Linh (39 tuổi, ở xã Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định), HLV Trường Năng khiếu thể dục – thể thao Bình Định, là một trong những đệ tử xuất sắc của phái võ cổ truyền chùa Long Phước. Anh bắt đầu học võ tại chùa Long Phước năm 13 tuổi với hòa thượng Thích Hạnh Hòa và Thích Vạn Thanh. Thời còn đi thi đấu, võ sư Trần Duy Linh đã đoạt nhiều huy chương về các bộ môn võ cổ truyền. Ngoài công tác huấn luyện cho các đội tuyển võ thuật tỉnh Bình Định, hiện võ sư Linh còn tham gia các nhóm sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lại những tuyệt kỹ võ học cổ truyền của dân tộc và được mời vào Ban chuyên môn, Ban huấn luyện Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam.

Theo võ sư Trần Duy Linh, võ sư Nguyễn Đông Hải (Hư Linh Tử) có thời gian tu ở chùa Long Phước, vốn là đệ tử đời thứ 13 của hệ phái Hư Minh. Ông tổ hệ phái Hư Minh (sáng tổ của môn phái Long Hổ Không Hồng) sống vào thời hậu Lê có để lại cuốn Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiếu pháp. Cuốn sách có sao chép hơn 150 bài võ cổ truyền của các danh tướng từ thời hậu Lê về trước, như: U linh thương (thời nhà Đinh), Động địa thủy tiên (của Đinh Tiên Hoàng), Tru hồn kiếm (thời Lý), Tây quy kinh môn tiên (của Lý Công Uẩn), Lôi long đao (của Trần Quang Khải), Mai hoa quyền (của Phạm Ngũ Lão), Vệ la thành thương, Đằng vân sát kiếm, Sa vân kiếm pháp…

Đến đời thứ 8 của hệ phái Hư Minh có người tên Nguyễn Trung Như (Hư Linh Ẩn), vốn là quan võ nhà Tây Sơn, để lại cuốn Tây Sơn danh tướng mộ hùng thao có ghi chép lại các bài võ, thân thế, sự nghiệp các danh tướng nhà Tây Sơn. Trong đó có cái bài võ nổi tiếng như Nghiêm thương của Nguyễn Huệ, Hiệp hộ đàn thương của Nguyễn Trung Như, Song phượng kiếm của Bùi Thị Xuân, Lôi phong tùy hình kiếm của Trần Quang Diệu, Lôi long đao của Võ Văn Dũng, Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ…

Hàng trăm bài võ trong 2 tập sách bằng chữ Hán này được võ sư Nguyễn Đông Hải dịch ra, tập luyện rồi truyền lại cho nhiều thế hệ học trò võ ở chùa Long Phước, trong đó có võ sư Trần Duy Linh. Võ sư Trần Duy Linh lại tiếp tục công việc của thầy, lại nghiên cứu, biên soạn, chú giải những bài võ cổ xưa sao cho dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn đối với người học võ ngày nay. “Học võ cũng cần có chữ “duyên”. Tôi may mắn được học võ tại chùa Long Phước và đã tiếp cận được nhiều bài võ bí truyền của dân tộc. Giờ đây, tôi phải tiếp tục tìm kiếm, truyền dạy những bài võ của các thế hệ cha ông cho các học trò”, võ sư Trần Duy Linh nói.

Theo Thanh Niên Onlin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chiêu sinh võ thuật cổ truyền

Trung tâm huấn luyện võ thuật - Câu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM chiêu sinh thường xuyên các khóa học, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Cơ sở tại Quận Thủ Đức: Kí túc xá Đại học Quốc gia TPHCM Chiêu sinh Võ Thuật cổ truyền Mr Đạt: 0969.856.512  Câu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM  luôn phân loại học viên chính xác để có chương trình tập luyện phù hợp cũng như phát triển từng cá nhân trong võ đường. Học võ thuật không những đem lại cho chúng ta sức khỏe, khả năng tự vệ mà còn rèn luyện cho chúng ta ý chí, bản lĩnh, tính kiên trì, nhẫn nại, tinh thần võ sỹ đạo... "  Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc  ". Trong nhiều năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng, c âu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM   đã trở thành Võ đường lớn mạnh - Được Bộ văn hóa thể thao và du lịch cho phép tổ chức kỳ thi phong đai, đẳng cho các HLV, Trợ giáo HLV và các võ sinh; Để đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của tầng lớp thanh thiếu niên và những người yêu thích

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của Võ s

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, tuy “