Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2013

Chiêu sinh võ thuật cổ truyền

Trung tâm huấn luyện võ thuật - Câu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM chiêu sinh thường xuyên các khóa học, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Cơ sở tại Quận Thủ Đức: Kí túc xá Đại học Quốc gia TPHCM Chiêu sinh Võ Thuật cổ truyền Mr Đạt: 0969.856.512  Câu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM  luôn phân loại học viên chính xác để có chương trình tập luyện phù hợp cũng như phát triển từng cá nhân trong võ đường. Học võ thuật không những đem lại cho chúng ta sức khỏe, khả năng tự vệ mà còn rèn luyện cho chúng ta ý chí, bản lĩnh, tính kiên trì, nhẫn nại, tinh thần võ sỹ đạo... "  Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc  ". Trong nhiều năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng, c âu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM   đã trở thành Võ đường lớn mạnh - Được Bộ văn hóa thể thao và du lịch cho phép tổ chức kỳ thi phong đai, đẳng cho các HLV, Trợ giáo HLV và các võ sinh; Để đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của tầng lớp thanh thiếu niên và những người yêu thích

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của Võ s

Kim Ngưu Quyền

Tây Sơn – Bình Định, Việt Nam là một địa danh lịch sử, văn hóa và võ thuật, đây cũng chính là nơi phát tích của nhà Tây Sơn mà lịch sử đã ghi lại những chiến công hiển hách của Hoàng đế Quang Trung với một đội quân tinh nhuệ, nhờ được luyện tập nhuần nhuyễn võ thuật. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà uy danh Võ Tây Sơn – Bình Định được nhiều người trong nước và nước ngoài ngưỡng mộ. Hiện nay, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam thống kê có hằng trăm võ phái, chi phái Võ cổ truyền đang phát triển trong nước, nếu không kể các võ phái có nguồn gốc hoặc ảnh hưởng từ Chùa Thiếu Lâm, thì hầu hết có nguồn gốc từ Tây Sơn – Bình Định. Theo các sách viết về Võ cổ truyền Việt Nam có nhiều môn phái, dòng phái võ nhưng thường nghe nói đến là tiêu biểu miền Bắc có môn phái Nhất Nam, miền Trung có môn phái Tây Sơn – Bình Định và miền Nam có môn phái Võ lâm Tân Khánh – Bà Trà. Theo thời gian phát triển đã dần đưa các môn võ lan tỏa đi khắp nơi, kể cả vượt ra ngoài biên giới nước

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, tuy “

Võ cổ truyền rèn sức khỏe, luyện tinh thần

Võ thuật ngày xưa là để chiến đấu giữ gìn đất nước, ngày nay không còn giặc nữa, võ thuật chú trọng về luyện tập sức khỏe, tu dưỡng đạo đức và tinh thần. Và các bài quyền, các thế chiến đấu được điều chỉnh để phù hợp với mục đích của võ thuật. Hơn 11 năm qua, Trung tâm Đào tạo HLV võ thuật Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm MIC) đã huấn luyện, đào tạo rất nhiều giáo viên thể dục và HLV võ thuật chuyên nghiệp cho các trường học, trung tâm huấn luyện TDTT trên cả nước. Là một trong những tổ chức đào tạo HLV, giáo viên võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, Trung tâm MIC được thành lập dựa trên chủ trương về xã hội hóa thể thao của Chính phủ. Hoạt động dưới sự hỗ trợ chuyên môn của Trường ĐH TDTT TP.HCM (trước đây là Trường ĐH TDTT TW2). Trung tâm MIC đào tạo năm môn võ chuyên sâu; 10 môn phổ tu; các môn tự chọn và hơn 17 môn học cơ sở. Học sinh sau khi tốt nghiệp đạt trình độ võ thuật tương đương II - III đẳng (được dự thi xác định đẳng cấp do liên đoàn hoặc hội võ thuật của cá

Tôn vinh võ thuật cổ truyền Việt Nam

Nói về Võ thuật cổ truyền Việt Nam người ta thường liên tưởng đến sự nhanh nhẹn, uyển chuyển, phù hợp với thể hình nhỏ bé của người Việt. Đó cũng là điểm khác biệt giữa Võ cổ truyền Việt Nam và Võ thuật Trung Quốc. Các võ sĩ của Võ thuật Trung Quốc thường vận dụng tứ chi để đỡ đòn trong khi các võ sĩ của võ thuật cổ truyền thường nhảy qua lại để né đòn, từ đó hình thành nên nét đặc trưng của võ thuật cổ truyền. Võ cổ truyền Việt Nam là văn hóa của dân tộc Việt. Để lưu truyền và phát triển nó cần thường xuyên xây dựng các hoạt động võ thuật để tạo môi trường cho võ Việt lan tỏa vào đời sống người dân. Đó cũng chính là cách để tôn vinh những giá trị mà cha ông để lại. Nét độc đáo, huyền bí nhưng rất hiệu quả mà võ cổ truyền Việt Nam đang lưu giữ không hề thua kém bất kỳ môn võ của các quốc gia khác. Đây là những tinh hoa mà cha ông ta đúc kết từ hàng ngàn năm trước, nhờ nó chúng ta đã giữ vững được nền độc lập, đánh thắng nhiều kẻ thù hung bạo. Nhiều giai thoại về những võ sư, võ

Luyện tập Võ thuật cổ truyền trong chùa

"Ai về Bình ĐInh mà coi Con gái Bình Định múa roi đi quyền" là câu thơ nổi tiếng nói về đất võ Bình Định Không chỉ ngày xưa, ngày nay, Phong trào luyện tập võ thuật ở Bình Định cũng phát triển mạnh mẽ. Ra đời sau những làng võ danh tiếng như An Thái, Thuận Truyền, An Vinh… nhưng phái võ chùa Long Phước đang dần khẳng định được vị thế trong dòng võ cổ truyền Bình Định. Môn phái võ cổ truyền chùa Long Phước (ở thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận, H.Tuy Phước, Bình Định) ra đời từ sau những ngày đất nước giải phóng, do hòa thượng Thích Hạnh Hòa trụ trì chùa (nay là hòa thượng Viện trưởng chùa Long Phước) sáng lập. Ban đầu, hòa thượng Thích Hạnh Hòa và đệ tử của ông là Thích Vạn Thanh (tức võ sư Nguyễn Đông Hải) trực tiếp đứng ra dạy võ thuật. Mãi đến năm 1986, ông Lê Thì, Giám đốc Sở TDTT Bình Ðịnh lúc ấy, đã thuyết phục được hòa thượng Thích Hạnh Hòa mở CLB võ thuật cổ truyền chùa Long Phước để phổ biến võ học. Hiện CLB võ thuật cổ truyền chùa Long Phước do võ sư Nguyễ

Đòn "Đờ-ve" đòn cận chiến lợi hại của đấu sĩ võ cổ truyền

Các đòn đánh thẳng của tay được áp dụng rất phổ biến trong đối kháng vì nhanh, đường đi của quyền ngắn, dễ tiếp cận đối thủ và ghi điểm, nhưng đòn quay người đánh vòng từ phía sau cũng có tính hiệu quả không kém nếu tận dụng được yếu tố bất ngờ, đòn dánh như vậy gọi là đòn  Đờ ve. Đòn Đờ ve tận dụng được lực quay toàn thân nên lực đánh khá mạnh có thể knock out đối thủ. Thi đấu Võ cổ truyền bao gồm 2 nội dung: Hội diễn quyền và Thi đấu đối kháng nam, nữ. Trong đó, nội dung Thi đấu đối kháng luôn thu hút được lượng khán giả đông đảo. Trước năm 2002, các võ sĩ đọ găng trên võ đài, nhưng từ sau 2002, để phát triển phong trào (vì nhiều địa phương không có khả năng trang bị sàn đài), Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam đã quyết định chuyển thi đấu từ trên võ đài xuống thảm đấu. Tuy nhiên, việc thay đổi này đã kéo theo nhiều điều bất cập, nhất là kỹ thuật thi đấu đẹp mắt trên võ đài dẫn dần biến mất tại các giải đấu gần đây. Trong số đó, đòn đánh đờ – ve là một trong số đó. Đòn đờ – ve l

Cung Lê đấu sĩ bất khả chiến bại trong làng võ Việt Nam

Xuất thân là một chàng trai gốc Việt, Cung Lê đã trở thành một hiện tượng về Kickboxing, chàng trai vận dụng khá tốt nhiều đòn trong đối kháng, giành nhiều thắng lợi trở thành ngôi sao võ thuật. Anh đã cũng là diễn viên điện ảnh được giới trẻ hâm mộ. Khi diễn viên Johnny Trí Nguyễn - vốn chỉ là một cascadeur từ Mỹ về VN và mau chóng trở thành Ngôi sao với phim “Dòng máu anh hùng”. Nhiều người đã lí giải sự thành công của anh có yếu tố may mắn: Anh xuất hiện giữa lúc làng điện ảnh VN đang khan hiếm gương mặt  nam tính . Trong khi đó, tại Mỹ, đang có một võ sĩ người Việt nổi tiếng, khá bảnh trai, đầy thiện cảm, đậm nét đàn ông và gây được ấn tượng mạnh khi tham gia đóng phim hành động chính hiệu Hollywood. Anh là Cung Lê! Với giới trẻ Mỹ, khi nhắc đến các thần tượng trong lĩnh vực thể thao, họ thường kể ngay: Môn bóng rổ có ngôi sao Michael Jordan, Golf có Tiger Wood, Bóng đá có David Beckham và võ thuật Tán thủ là Cung Lê! Hy vọng trong một tương lai không xa, làng điện ảnh VN

Con đường võ thuật: Vạn nẻo mưu sinh

Trong lịch sử nghiệp võ thường gắn liền với nghề Bảo tiêu, các môn phái võ thuật để có thêm chi phí phát triển mình lên thường nhận chuyển chở hàng hóa cho triều đình, các thương gia... các món hàng họ vận chuyển thường rất giá trị và là mục tiêu của cướp bóc, và nghề này cũng là nghề luôn đối diện với nhiều nguy hiểm. Ngày nay, nghiệp võ gắn với các sàn đấu, các võ sinh sau thời gian tập luyện ở các câu lạc bộ, được rèn luyện và chọn lọc kĩ lưỡng để tham gia các giải đấu, và câu chuyện của họ cũng nhiều biến cố khó lường. Lặng lẽ nhưng mạnh mẽ, uy lực ẩn chứa sau những bài quyền nhẹ nhàng, hàng đêm vẫn có hàng ngàn thanh niên say mê luyện võ, múa kiếm để mặc thời gian trôi qua. Những giá trị đích thực của niềm đam mê đã được đền đáp bằng những ánh hào quang phản chiếu trên những tấm huy chương lấp lánh. Đại đa số, vinh quang đã phải được đánh đổi bằng những ngày tháng cơ hàn, vất vả với những nghề tay trái để nuôi dưỡng môn thể thao đam mê của mình. Không nói ngoa khi có ai

Quyền và cách phát lực

Bạn có biết sức mạnh của 1 cú đấm là bao nhiêu ko? Hãy thử tưởng tượng trước mắt bạn là 1 kẻ xấu và bạn muốn tung 1 cú đấm vào mặt hắn với tất cả nỗi bực tức. Nhưng điều đáng bàn ở đây là sức tấn công của cú đấm đó có đủ mạnh để làm cho hắn ko ngóc được dậy, hay nó chỉ làm gục ngã hắn bởi yếu tố bất ngờ (?)và ngay sau đó hắn sẽ lại đứng dậy và trả lại bạn 1 cú đấm vào mặt. Vậy thì thế nào là 1 cú đấm đúng tiêu chuẩn để có thể trúng mục tiêu trong 1 thời gian ngắn nhất với độ chính xác cao nhất bằng 1 lực mạnh nhất ? *Trước hết bạn cần phải có 1 nắm đấm đúng tiêu chuẩn. Điều quan trọng là phải ép chặt các đầu ngón tay vào trong lòng bàn tay,tỳ mạnh ngón cái lên ngón trỏ và ngón giữa để nắm đấm thành 1 khối đặc giữ an toàn khi tiếp xúc với mục tiêu *Phía trước của trung tâm cơ thể tức là vùng ngang với vai là vùng có sức mạnh lớn nhất mà cơ thể có thể tập trung được cũng là vùng sát thương mạnh nhất.  Đây là vùng trung đẳng là mục tiêu mà quả đấm thường đánh vào. Khi ta thực h

Thái Sơn Côn

Bài Thái Sơn Côn Võ sư Đinh Văn Tuấn Thị phạm võ sư Trần Duy Linh Roi Thái Sơn , (còn gọi là  Thái Sơn thảo pháp ,  Côn Thái Sơn  hay  Thái Sơn côn ) là bài roi (côn) xuất xứ từ đất Bình Định, được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 1 của  Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam  tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 chọn là một trong bốn bài quốc võ đầu tiên (bao gồm: Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao và Roi Thái Sơn). Đặc điểm Bài sử dụng cây côn có độ dài đến lông mày người tập, gọi là  tề mi côn . Đường kính côn khoảng 3 cm, vừa phải, đủ để nắm gọn trong lòng bàn tay. Côn có thể làm bằng gỗ cứng nhưng thường là bằng  cây song ,  tầm vông  vừa dẻo dai vừa rắn chắc. Roi chia hai đầu, trong đó phần ngọn roi phía trước gọi là đầu roi, phía đuôi gọi là đốc roi. Khác với một số bài như Lão hổ thượng sơn, Hùng kê quyền, Yến phi quyền chỉ bắt chước tư thế hoặc lấy tinh thần của một loài vật làm căn cơ của bài, bài roi Thái Sơn mô phỏng tư thế, động tác của tám