Chuyển đến nội dung chính

Huỳnh Đỗ Long Bình: Rạng danh “hùm xám” Quảng Ngãi

 Câu chuyện võ sĩ Huỳnh Đỗ Long Bình
 Từ Quảng Ngãi vào TPHCM hôm thứ sáu để thưởng thức các trận đấu hấp dẫn của Giải võ cổ truyền và boxing tranh cup Let’s Việt, võ sư Huỳnh Long Hổ chính là một trong những vị khán giả gắn bó với giải từ ngày đầu.
Sát cánh cùng Giải đấu suốt chặng đường vừa qua không chỉ để cổ vũ cho Huỳnh Đỗ Long Bình - con trai của ông hiện nay đang là võ sĩ đầu quân cho Quân khu 7, mà võ sư Huỳnh Long Hổ mong được thấy lớp võ sĩ trẻ thể hiện tài năng của mình
Sinh năm 1989, Huỳnh Đỗ Long Bình chính là con trai của vị võ sư lừng danh một thời Huỳnh Long Hổ được mệnh anh “Hùm xám Quảng Ngãi”. Anh là một trong 5 người con (3 trai, 3 gái) của vị võ sư đất Quảng Ngãi này. Cả 3 anh em Huỳnh Đỗ Long Ninh, Huỳnh Đỗ Long Quân và Huỳnh Đỗ Long Bình đều theo nghiệp võ. Học võ với cha từ năm lớp 3, Bình thể hiện tố chất của mình khá sớm tuy nhiên võ sư Huỳnh Long Hổ lại không muốn con mình theo nghiệp “găng đài” chuyên nghiệp nên Bình không thi đấu nhiều. Đến 2007, khi vào TPHCM theo học trường ĐH Công nghiệp TPHCM ngành kỹ sư xây dựng anh mới bắt đầu thi đấu cho Quân khu 7 ở môn vovinam nhưng không phù hợp. Dù vậy cùng giành được HCV giải mở rộng năm 2010 trước khi bị chấn thương năm 2011. Khi trở lại thi đâu võ cổ truyền năm 2012 anh  nhanh chóng giành được HCB vô địch quốc gia  và HCĐ giải võ cổ truyền quốc tế ngay trong năm 2012.

Huỳnh Đỗ Long Bình (xanh) được mệnh danh là "hùm xám" Quảng Ngãi

Ở hạng cân 60 kg môn võ cổ truyền Giải võ cổ truyền và boxing tranh cup Let’s Việt lần thứ nhất năm 2013, Long Bình đã biến 3 tay đấm hàng đầu của làng võ cổ truyền thành bại tướng ở các trận vòng bảng. Trong đó gồm Nguyễn Văn Đức (Bình Thuận) và Nguyễn Thành Khoách (Khánh Hòa). Nhưng trận đấu với Nguyễn Bá Thời đến từ Đăk Lăk để lại những ấn tượng mạnh mẽ nhất với người hâm mộ.

Việc phải giành chiến thắng để vé vào bán kết khiến Nguyễn Bá Thời thi đấu với quyết tâm rất cao và quyết liệt ngay từ đầu bằng những cú đá sở trường phủ đầu đối thủ. Long Bình bình tĩnh hóa giải đòn hiểm của đối thủ và chờ đợi cơ hội. Trong tình huống nhập nội sau cú ra chân của đối thủ, Long Bình tung cú thôi sơn uy lực chính xác vào mặt đối thủ. Cú đấm quá mạnh khiến Bá Thời ngã ngửa ra sàn đài và không gượng dậy được trong 10 tiếng đếm của trọng tài. Trận knock-out này giúp Huỳnh Đỗ Long Bình có 3 trận toàn thắng để vào bán kết với ngôi đầu bảng.

Long Bình (xanh) rất lợi hại trong những pha phản đòn
Trong trận bán kết này, anh sẽ đối đầu với Nguyễn Thành Mẫn (Đồng Nai). Tay đấm này đã thắng Hồ Hải Dương (Tây Ninh) và Nguyễn Văn Huy (Lâm Đồng). Thành Mẫn sinh năm 1993 thuộc môn phái Phi Long. Anh cũng giành được các HCV ở các giải Miền Đông Nam bộ và tỉnh Đồng Nai.
Do đó đây là thử thách khá cam go với võ sĩ Huỳnh Đỗ Long Bình để tiếp tục làm rạng danh “Hùm xám Quảng Ngãi”.

BOX: LƯỢT TRẬN BÁN KẾT THỨ 2 MÔN VÕ CỔ TRUYỀN
Hạng cân 48kg: Bùi Minh Anh Tuấn (Quân khu 7) - Kơ Să Ha Phi (Lâm Đồng)
Hạng cân 51kg: Nguyễn Mạnh Hổ (TPHCM) - Hà Tấn Đức (Bình Dương)
Hạng cân 54kg: Nguyễn Văn Quyết (Nghệ An) - Nguyễn Châu Đạt (Khánh Hòa)
Hạng cân 57kg: Phạm Tiến Hải (TPHCM) -  Đoàn Văn Tưởng (Quân khu 7)
Hạng cân 60kg: Huỳnh Đỗ Long Bình (Quân khu 7) - Nguyễn Thành Mẫn (Đồng Nai)
Hạng cân 64kg: Hoàng Minh Anh (TPHCM) - Phan Văn Yên (Nghệ An)

<Theo Giang Lê xevathethao.vn>

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngọc Trản quyền

Bài Ngọc Trản Quyền Lão võ sư Phạm Đình Trọng Thị phạm võ sư Phạm Thanh Hùng Ngọc trản ngân đài  (chén ngọc trên đài bạc) hay  Ngọc trản quyền , là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phối hợp với  Đại học Thể dục Thể thao  tổ chức tại  Đầm Sen , Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 26 tháng 4 năm 1995, bình chọn, thống nhất đưa vào chương trình quy định chung của tất cả các võ phái cổ truyền trên toàn quốc. Hội nghị lần này, ngoài bài quyền nói trên, cũng chọn thêm được 2 bài khác là Bát quái côn và Huỳnh long độc kiếm, nâng tổng số các bài được chọn qua ba hội nghị lên 9 bài (4 bài tại hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao, Roi Thái Sơn; 2 bài tại hội nghị lần 2 năm 1994 là Lão mai quyền, Siêu xung thiên) Lịch sử Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Không ai biết bài quyền Ng

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của Võ s

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, tuy “