Chuyển đến nội dung chính

Quyền và cách phát lực

Bạn có biết sức mạnh của 1 cú đấm là bao nhiêu ko? Hãy thử tưởng tượng trước mắt bạn là 1 kẻ xấu và bạn muốn tung 1 cú đấm vào mặt hắn với tất cả nỗi bực tức.
Nhưng điều đáng bàn ở đây là sức tấn công của cú đấm đó có đủ mạnh để làm cho hắn ko ngóc được dậy, hay nó chỉ làm gục ngã hắn bởi yếu tố bất ngờ (?)và ngay sau đó hắn sẽ lại đứng dậy và trả lại bạn 1 cú đấm vào mặt.
cách đánh quyền

Vậy thì thế nào là 1 cú đấm đúng tiêu chuẩn để có thể trúng mục tiêu trong 1 thời gian ngắn nhất với độ chính xác cao nhất bằng 1 lực mạnh nhất ?

*Trước hết bạn cần phải có 1 nắm đấm đúng tiêu chuẩn. Điều quan trọng là phải ép chặt các đầu ngón tay vào trong lòng bàn tay,tỳ mạnh ngón cái lên ngón trỏ và ngón giữa để nắm đấm thành 1 khối đặc giữ an toàn khi tiếp xúc với mục tiêu

*Phía trước của trung tâm cơ thể tức là vùng ngang với vai là vùng có sức mạnh lớn nhất mà cơ thể có thể tập trung được cũng là vùng sát thương mạnh nhất.  Đây là vùng trung đẳng là mục tiêu mà quả đấm thường đánh vào. Khi ta thực hiện quả đấm ở vùng này thì ko cần mất thời gian di chuyển cơ bắp của vai và cánh tay lên cao hoặc xuống thấp. Vì quả đấm di chuyển trực tiếp về phía trước trong 1 khoảng cách ngắn nhất với mục tiêu .

*Khi thực hiện cú đấm thẳng về phía trước cùi trỏ cánh tay luôn phải lướt nhẹ sát hông. Khi cùi trỏ tách khỏi cơ thể điều quan trọng là phải xoay mạnh tay và cổ tay 180 độ để tạo lực xoáy, nhờ đó cánh tay được thẳng và có sức mạnh tối đa.

*Phải nhằm vào chính giữa cơ thể ko lẹch quá vào trong cũng ko chếch ra ngoài Cổ tay và bàn tay luôn tạo thành 1 đường thẳng.

Nghe thì đơn giản vậy nhưng chắc chắn bạn chưa bao giờ thực hiện đầy đủ được tất cả các bước trên khi đấm 1 ai đó nếu bạn chưa học võ. Có những nhà vô địch thế giới hạ đo ván đối thủ ngang ngửa mình bằng 1 cú đấm. Họ cũng chỉ thực hiện từng ấy bước mà thôi, nhưng có điều họ đã luyện đến cả trăm cả nghìn lần mới được…

Theo Taekwondo.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngọc Trản quyền

Bài Ngọc Trản Quyền Lão võ sư Phạm Đình Trọng Thị phạm võ sư Phạm Thanh Hùng Ngọc trản ngân đài  (chén ngọc trên đài bạc) hay  Ngọc trản quyền , là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phối hợp với  Đại học Thể dục Thể thao  tổ chức tại  Đầm Sen , Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 26 tháng 4 năm 1995, bình chọn, thống nhất đưa vào chương trình quy định chung của tất cả các võ phái cổ truyền trên toàn quốc. Hội nghị lần này, ngoài bài quyền nói trên, cũng chọn thêm được 2 bài khác là Bát quái côn và Huỳnh long độc kiếm, nâng tổng số các bài được chọn qua ba hội nghị lên 9 bài (4 bài tại hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao, Roi Thái Sơn; 2 bài tại hội nghị lần 2 năm 1994 là Lão mai quyền, Siêu xung thiên) Lịch sử Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Không ai biết bài quyền Ng

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của Võ s

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, tuy “