Chuyển đến nội dung chính

Tôn vinh võ thuật cổ truyền Việt Nam

Nói về Võ thuật cổ truyền Việt Nam người ta thường liên tưởng đến sự nhanh nhẹn, uyển chuyển, phù hợp với thể hình nhỏ bé của người Việt. Đó cũng là điểm khác biệt giữa Võ cổ truyền Việt Nam và Võ thuật Trung Quốc. Các võ sĩ của Võ thuật Trung Quốc thường vận dụng tứ chi để đỡ đòn trong khi các võ sĩ của võ thuật cổ truyền thường nhảy qua lại để né đòn, từ đó hình thành nên nét đặc trưng của võ thuật cổ truyền.
Võ cổ truyền Việt Nam là văn hóa của dân tộc Việt. Để lưu truyền và phát triển nó cần thường xuyên xây dựng các hoạt động võ thuật để tạo môi trường cho võ Việt lan tỏa vào đời sống người dân. Đó cũng chính là cách để tôn vinh những giá trị mà cha ông để lại.

Tôn vinh dòng võ dân tộc
Nét độc đáo, huyền bí nhưng rất hiệu quả mà võ cổ truyền Việt Nam đang lưu giữ không hề thua kém bất kỳ môn võ của các quốc gia khác. Đây là những tinh hoa mà cha ông ta đúc kết từ hàng ngàn năm trước, nhờ nó chúng ta đã giữ vững được nền độc lập, đánh thắng nhiều kẻ thù hung bạo. Nhiều giai thoại về những võ sư, võ sĩ Việt Nam “thấp bé nhẹ cân” nhưng thắng thuyết phục những “ông Tây” to lớn vẫn còn được lưu truyền xen lẫn trong niềm tự hào.

Hiện nay, khi võ cổ truyền đã trở thành một bộ môn thể thao, nó vẫn có những đặc trưng rất riêng mà rất nhiều người nước ngoài muốn tìm hiểu, học tập. Như anh Malt Tambi, một võ sư người Pháp gốc Việt khá nổi tiếng của võ cổ truyền Việt Nam ở Pháp chia sẻ: “Tôi cùng các đệ tử trở về Việt Nam nhiều lần để lĩnh hội các tinh hoa của võ cổ truyền Việt Nam cũng như học hỏi văn hóa của đất nước sản sinh ra môn võ tuyệt diệu mà chúng tôi theo học”. 

Việc các vị khách quốc tế đến theo dõi võ đài Let’s Viet không chỉ để biết mà một số không nhỏ trong họ mong được hấp tụ tinh hoa võ thuật của dân tộc Việt để về quảng bá nơi họ sinh sống. Qua đó, góp phần vào việc quảng bá hình ảnh quê hương đất nước, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.

Tập võ Việt không phải chỉ để thi đấu, mà trước hết là vì sức khỏe của bản thân, có thể giúp đỡ kẻ yếu và trên hết có thể cùng chung tay bảo tồn và góp sức tô đậm thêm “thương hiệu” võ Võ cổ truyền Việt Nam. Với việc hàng tuần trên võ đài Let’s Viet các võ sĩ thi triển những đòn thế tuyệt diệu mà các bậc kỳ tài võ học dân tộc đã sáng tạo ra chính là cách tốt nhất để tôn vinh dòng võ dân tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngọc Trản quyền

Bài Ngọc Trản Quyền Lão võ sư Phạm Đình Trọng Thị phạm võ sư Phạm Thanh Hùng Ngọc trản ngân đài  (chén ngọc trên đài bạc) hay  Ngọc trản quyền , là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phối hợp với  Đại học Thể dục Thể thao  tổ chức tại  Đầm Sen , Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 26 tháng 4 năm 1995, bình chọn, thống nhất đưa vào chương trình quy định chung của tất cả các võ phái cổ truyền trên toàn quốc. Hội nghị lần này, ngoài bài quyền nói trên, cũng chọn thêm được 2 bài khác là Bát quái côn và Huỳnh long độc kiếm, nâng tổng số các bài được chọn qua ba hội nghị lên 9 bài (4 bài tại hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao, Roi Thái Sơn; 2 bài tại hội nghị lần 2 năm 1994 là Lão mai quyền, Siêu xung thiên) Lịch sử Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Không ai biết bài quyền Ng

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của Võ s

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, tuy “