Chuyển đến nội dung chính

Cuộc thi Người đẹp quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam 2012


Khai mạc Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam - Bình Định 2012
Tối qua (1-8), Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam - Bình Định 2012 khai mạc tại Sân vận động Quy Nhơn, với sự tham gia của 53 đoàn đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 40 đoàn trong nước với khoảng 1.300 võ sư, võ sinh...
Trong ba ngày (từ 1 đến 3-8), Liên hoan có những hoạt động chính: bình chọn Người đẹp quốc tế võ cổ truyền Việt Nam; lễ hội đường phố võ cổ truyền Việt Nam; hoạt động biểu diễn, giao lưu võ thuật với các võ đường; hội thảo Nâng tầm võ Việt...
Nữ võ sỹ đất Quy Nhơn Trương Thị Minh Hiền.
            Ảnh do nhân vật cung cấp
Cô gái Quy Nhơn Trương Thị Minh Hiền (18 tuổi, vừa tốt nghiệp THPT) cho rằng: “Thí sinh không nhất thiết phải biểu diễn những bài quyền phức tạp, mà quan trọng là thần thái thể hiện khi biểu diễn các bài quyền đó. Động tác phải chuẩn, nhanh, mạnh kết hợp với ánh mắt có hồn...”. Đến nay, 16 nữ võ sinh lọt vào vòng bán kết. Do yêu cầu khắt khe của cuộc thi (vừa phải đẹp, vừa có võ công thâm hậu) nên thí sinh không dễ vượt qua các cửa ải. Lần này, số lượng thí sinh nước ngoài đông hơn. Ông Đinh Khắc Diện, Phó GĐ Sở VH-TT&DL Bình Định, nói: “Điều kiện quy định thí sinh phải có bằng cấp hoặc giấy chứng nhận nữ võ sinh của các cơ quan, đoàn thể, Liên đoàn võ thuật tại Việt Nam hoặc quốc tế, cộng với chiều cao từ 1,6m trở lên. Điều này sẽ phần nào hạn chế số lượng thí sinh, tuy nhiên có như vậy mới tìm ra người đẹp thực sự có trình độ võ thuật, yếu tố độc đáo chỉ có ở Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam”. Đôi bạn thân Phan Thị Hồng Nguyên (SV Trường CĐ Bình Định) và Châu Nữ Hoài Vân (SV Trường ĐH Quy Nhơn) cùng 20 tuổi, hiện cũng đang là những VĐV võ cổ truyền Bình Định, đoạt nhiều huy chương quốc gia, quốc tế. Hồng Nguyên tâm sự: “Tụi em học võ cổ truyền Bình Định từ nhỏ. Tham dự cuộc thi này, tụi em muốn truyền tải thần thái của phụ nữ đất võ đến đồng môn các nước. Muốn nói với mọi người rằng người phụ nữ ngoài công dung ngôn hạnh, còn giỏi võ, một sự tự tin đặc thù của người phụ nữ Việt”. Hồng Nguyên chọn bài Lão Hổ Thượng Sơn để tham dự, dù biết bài này rất khó biểu diễn. Cô gái Bình Định nói: “Khó mà làm được người ta mới phục”. Độ khó của bài Bát quái côn cũng không kém, nhưng Hoài Vân vẫn đầy tự tin.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của Võ s

Chiêu sinh võ thuật cổ truyền

Trung tâm huấn luyện võ thuật - Câu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM chiêu sinh thường xuyên các khóa học, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Cơ sở tại Quận Thủ Đức: Kí túc xá Đại học Quốc gia TPHCM Chiêu sinh Võ Thuật cổ truyền Mr Đạt: 0969.856.512  Câu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM  luôn phân loại học viên chính xác để có chương trình tập luyện phù hợp cũng như phát triển từng cá nhân trong võ đường. Học võ thuật không những đem lại cho chúng ta sức khỏe, khả năng tự vệ mà còn rèn luyện cho chúng ta ý chí, bản lĩnh, tính kiên trì, nhẫn nại, tinh thần võ sỹ đạo... "  Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc  ". Trong nhiều năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng, c âu lạc bộ Võ thuật cổ Truyền KTXDHQG TPHCM   đã trở thành Võ đường lớn mạnh - Được Bộ văn hóa thể thao và du lịch cho phép tổ chức kỳ thi phong đai, đẳng cho các HLV, Trợ giáo HLV và các võ sinh; Để đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của tầng lớp thanh thiếu niên và những người yêu thích

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, tuy “